Chè Dây Rừng

Trạng thái: Còn hàng
80.000₫

Chè dây rừng là thảo mộc chữa bệnh từ tự nhiên rất hiệu quả đã được Y học cổ truyền và Y học hiện đại kiểm chứng. Loại cây này thường thích hợp với khí hậu nhiệt đới và mọc ở các vùng núi cao như: Tây Nguyên, Tây Bắc, đặc biệt nhất là Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng…Chè dây thường được phân bố ở những nơi có độ cao từ 600-1600m so với mực nước biển. Loại chè này phát triển quanh năm và mạnh mẽ nhất vào mùa mưa, thời tiết ẩm. Khi thu hoạch, người dân sẽ đem về và rửa sạch, sau đó đem phơi khô và dùng dần. Đặc biệt, loại cây trà dây này không chứa độc tính mà hoàn toàn thân thiện, an toàn đối với người sử dụng.

- +

Chè dây rừng là gì?

Chè dây rừng hay còn được gọi là thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), bạch liễm, chè hoàng giang… Còn về tên khoa học của chè dây rừng là Ampelopsis cantoniensis Planch, họ nho Vitaceae. Loại thảo mộc này thường mọc nhiều ở vùng núi cao, rất tốt cho sức khỏe con người.

Loại cây này không chỉ sử dụng để dùng pha trà uống mỗi ngày mà nó còn được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh.

Chè dây rừng là thảo dược từ tự nhiên rất hiệu quả
Chè dây rừng là thảo dược từ tự nhiên rất hiệu quả

Đặc điểm nhận biết của chè dây rừng

Chè dây rừng là loại thực vật dạng cây leo, thường sẽ quấn quanh thân cây cổ thụ hoặc mọc bò lan trên mặt đất để sinh trưởng, phát triển.

Loại cây này có chiều dài trung bình khoảng 2-3m. Các tua của nó sẽ bám vào thân gỗ một cách rất chắc chắn.

Lá của chè dây mọc so le, dài, rộng khoảng 7-10cm. Có răng cưa ở phía mép lá và viền lá có màu xanh thẫm. Trên lá chè là mặt trơn và nhẵn bóng, không có lông tơ và màu xanh nhạt hơn so với viền lá. Khi còn non, lá sẽ có màu xanh tím, khi già lá chè sẽ có màu xanh sẫm.

Về hoa của chè, có màu trắng đục và mọc thành chùm. Thường thì hoa sẽ nở vào mùa hè, đến mùa thu thì ra quả. Quả của cây chè có màu giống với màu của lá lúc còn non.

Đặc điểm của chè dây rừng
Đặc điểm của chè dây rừng

Chè dây rừng thường mọc ở đâu?

Với những đặc điểm như trên của chè dây rừng, loại cây này thường thích hợp với khí hậu nhiệt đới và mọc ở các vùng núi cao như: Tây Nguyên, Tây Bắc, đặc biệt nhất là Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng…

Chè dây thường được phân bố ở những nơi có độ cao từ 600-1600m so với mực nước biển. Loại chè này phát triển quanh năm và mạnh mẽ nhất vào mùa mưa, thời tiết ẩm.

Khi thu hoạch, người dân sẽ đem về và rửa sạch, sau đó đem phơi khô và dùng dần. Đặc biệt, loại cây trà dây này không chứa độc tính mà hoàn toàn thân thiện, an toàn đối với người sử dụng.

Thành phần dược tính và mùi vị của chè dây rừng

Nói về thành phần dược tính, chè dây rừng có chứa những hoạt chất như: tanin, glucose, flavonoid và trong rễ có chứa ampelopsin và myricetin. Cụ thể tỷ lệ từng thành phần như sau: flavonoid toàn phần chiếm 18,5%. Hỗn hợp chất flavonoid chứa dihydromyricetin khoảng 58,83%, myricetin chiếm 5,32%.

Về mùi vị, chè dây có vị ngọt đắng. Đặc biệt, cây này có tính mát, vô cùng lành tính.

Tác dụng của chè dây rừng

Có thể thấy, chè dây rừng là dược liệu từ tự nhiên nên chi phí của nó không quá đắt đỏ. Không những thế mà nó còn mang đến rất nhiều công dụng khiến nhiều người không ngờ tới.

Tác dụng của loại cây này đã được kiểm chứng ở cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại, cụ thể như sau:

Tác dụng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, loại cây này có tác dụng cực hiệu quả trong việc thanh lọc cơ thể, giảm nhiệt, giải độc tố, giảm đau và các bệnh về dạ dày, viêm gan, cảm mạo, viêm họng, mụn…

  • Bài thuốc hiệu quả chữa bệnh dạ dày

Để giảm bệnh dạ dày, bạn nên sử dụng 30-50gr chè dây và uống trong vòng 1 tháng liên tục. Mỗi ngày 3 lần.

Đặc biệt, nên dùng chè dây khi còn nóng để hiệu quả tốt hơn.

  • Bài thuốc giảm nhức xương khớp

Nếu muốn giảm nhức xương, khớp thì bạn nên lấy một nắm chè tươi và giã nhuyễn ra. Rồi bọc thảo dược này lại bằng vải rồi đắp lên chỗ bị đau nhức để giảm đau.

Khi phòng bệnh sốt rét, bạn hãy sử dụng 60gr chè dây, kết hợp 60g lá hồng bì, 12g tía tô, 12g vỏ cây vối, 12g rễ cỏ xước và 12g lá đại bi, thái nhỏ, rửa sạch và phơi khô. Sau đó đun hỗn hợp này lấy nước uống, nên cách 3 ngày sau mỗi lần uống, sử dụng đều trong 1 tháng.

Chè dây rừng có tác dụng cực hiệu quả trong việc thanh lọc cơ thể
Chè dây rừng có tác dụng cực hiệu quả trong việc thanh lọc cơ thể

Tác dụng chè dây rừng theo Y học hiện đại

Dưới góc độ của Y học hiện đại, chè dây rừng là loại dược liệu tự nhiên lành tính. Nó được đánh giá rất cao trong việc chữa bệnh, làm giảm các căn bệnh như:

  • Chè dây chống loét dạ dày

Các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP ở trà dây khoảng 42.5%. Cũng như hoạt chất flavonoid có trong trà làm giảm tình trạng loét lên đến 62.5% với liều lượng 1g/1kg/ngày, liên tục trong 4 ngày.

  • Điều hòa huyết áp, phòng bệnh tim mạch rất tốt

Nghiên cứu cũng cho thấy, flavonoid giúp tăng cường tuần hoàn máu. Những người sử dụng chè dây đều đặn thường ít bị canxi hóa thành mạch máu. Làm giảm các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch…

  • Giải độc gan, giúp mát gan, dễ ngủ hơn

Ngoài tác dụng chống loét dạ dày, chè dây rừng còn có khả năng giúp giải độc gan, làm mát gan rất hiệu quả, giúp con người có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn, giảm căng thẳng.

  • Chè dây kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau

Ngoài ra không thể kể đến chính là tác dụng kháng khuẩn, viêm và giảm đau cực tốt ở chè dây.

Cách sử dụng chè dây rừng hiệu quả

Vậy, nên sử dụng chè dây như thế nào cho hiệu quả nhất và đem đến công dụng chữa bệnh tốt? Bạn hãy pha chế chè dây rừng theo cách sau đây:

+ Bước 1: Lấy khoảng 60-70gr chè và bỏ vào ấm.

+ Bước 2: Cho khoảng 1 lít nước đun sôi vào ấm. Sau đó, hãy lắc nhẹ để nước bên trong thấm đều vào chè rồi bỏ hết nước này đi.

+ Bước 3: Tiếp tục thêm 1 lít nước sôi mới vào ấm rồi chờ khoảng 10 phút để chè ngấm là sử dụng được.

Sau khi chế nước chè xong, màu nước chè sẽ là màu cánh gián. Có vị ngọt ngọt, mùi thơm nhẹ, rất thanh mát nên hoàn toàn được phép sử dụng thay thế nước uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể uống chè dây rừng trong lúc nóng hoặc để tủ lạnh uống mát, tuy nhiên, nên uống lúc ấm nóng là tốt nhất.

Với đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú thì không nên sử dụng chè dây vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại chè chuyên dụng dành riêng phụ nữ mang thai, cho con bú.

Bên cạnh đó, cần lưu ý về liều lượng khi cho trẻ nhỏ uống. Bởi khi uống nhiều, trẻ sẽ dễ bị say. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ tự nhiên co giật hoặc bị say nắng, hãy sử dụng 1 lượng nhỏ nước chè để giúp trẻ trở lại trạng thái bình thường.

Thời điểm uống chè dây rừng hiệu quả nhất

Để chè dây rừng phát huy hết công dụng thì ngoài việc sử dụng thay thế nước uống hàng ngày thì bạn nên quan tâm đến thời điểm “vàng” để đạt hiệu quả nhất.

Bạn hãy sử dụng chè vào mỗi buổi sáng sớm, sau khi ăn sáng. Chia làm 2 lần pha/ngày. Điều này giúp tinh thần sảng khoái hơn. Cũng như giúp cơ thể điều hòa và ổn định hơn sau một giấc ngủ dài.

Cần lưu ý những gì khi dùng chè dây rừng?

Khi sử dụng chè dây, bạn đặc biệt lưu ý đến những điều như sau:

+ Chỉ uống chè dây rừng trong ngày, không để qua đêm.

+ Khi dùng chè dây, kiêng uống trà xanh đi kèm.

+ Nếu uống chè chữa bệnh dạ dày, hạn chế ăn: kim chi, dưa muối, cà muối…

+ Hạn chế sử dụng các loại gia vị cay, nóng như: Hạt tiêu, ớt…

+ Tránh sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

- Quy cách: túi 500 gram

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây