Măng Rừng

Trạng thái: Còn hàng
320.000₫

Măng le rừng được xem là loại thực phẩm, dược phẩm phòng và điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch,… rất tốt.

- +

Măng le rừng đã và đang nhận được sự quan tâm từ thị trường bởi những công dụng hữu ích trong việc phòng ngừa các bệnh lý ở người. Vừa là thực phẩm hằng ngày lại còn là dược phẩm với thành phần dinh dưỡng cao nên việc măng le rừng được nhiều người săn đón cũng là điều dễ hiểu. Giá thành phải chăng, nguồn hàng dồi dào nên ít có hàng giả là những điều giúp cho  sản phẩm trở thành lựa chọn của nhiều khách hàng. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm các thông tin về sản phẩm này thì không nên bỏ qua nội dung bài viết dưới đây.

Măng le rừng được xem là một trong những đặc sản của vùng đất Tây Nguyên
Măng le rừng được xem là một trong những đặc sản của vùng đất Tây Nguyên

Đặc điểm của măng le rừng

Măng le rừng là loại cây cùng họ với tre nứa được trồng nhiều ở vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên. Loại cây này thường xuất hiện vào khoảng đầu mùa mưa. Cây măng le rừng có sức sống dẻo dai và khả năng phát triển mạnh mẽ. Dù bị đốt cháy nhưng chỉ sau một trận mưa thì các chồi non mới sẽ mọc trở lại. Măng le rừng được người dùng đánh giá là loại ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc… nhờ sở hữu các ưu điểm như đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát.

Loại măng này khi luộc không đắng, không ngọt, khi làm măng khô có màu vàng ươm chứ không trắng như loại các măng khác. Măng le rừng thường được chọn để chế biến thành măng khô làm quà biếu tặng vì dễ bảo quản lại có thành phần dinh dưỡng cao. Để làm được măng le khô ngon thì việc thu hoạch măng đúng thời điểm là điều vô cùng quan trọng. Măng le rừng thường được thu hoạch vào khoảng tháng 7 đến tháng 9. Thời gian này măng sẽ dày thịt, làm măng khô sẽ mềm và ngọt hơn.

Măng le rừng khô là món quà biếu tặng có giá trị cao
Măng le rừng khô là món quà biếu tặng có giá trị cao

Thành phần dinh dưỡng của măng le rừng

Theo nghiên cứu được công bố từ Cơ sở dữ liệu quốc gia dinh dưỡng Hoa Kỳ – USDA (2006) thì thành phần hóa học trong măng le rừng của loài tre như sau:

  • Độ ẩm: 90,60 ± 0,82%
  • Chất xơ: 4,24 ± 0,01%
  • Tro 1,01 ± 0,21%
  • Carbohydrates: 6,51 ± 0,05%
  • Tinh bột: 0,27 ± 0,05%
  • Chất béo: 0,50 ± 0,01%
  • Protein: 3,64 ± 0,03%
  • Amino axit: 3,57 ± 0,04%
  • Vitamin C: 4.80 ± 0,11 mg %
  • Vitamin E: 0,52 ± 0,10 mg %

Thành phần dinh dưỡng cao khiến cho loại măng nên càng được săn đón trên thị trường. Nó đã và đang được xem là loại dược phẩm xuất phát từ núi rừng có khả năng phòng và điều trị nhiều căn bệnh về hô hấp, tim mạch ở người. Chính sự hấp dẫn có trong thành phần dược tính giúp cho loại măng này trở thành sản phẩm biếu tặng được nhiều người lựa chọn.

Thành phần dinh dưỡng trong măng le rừng được đánh giá cao
Thành phần dinh dưỡng trong măng le rừng được đánh giá cao

Măng le rừng có công dụng gì với sức khỏe?

Măng le rừng tươi hay khô đều có công dụng nhất định đối với sức khỏe. Dù là một món ăn giản dị nhưng lại chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như:

Bổ sung chất xơ

Bên trong măng le rừng chứa nhiều chất xơ, phù hợp cho những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng và giảm cân. Chất xơ trong măng le rừng giúp giảm lượng cholesterol thừa, xấu. Cung cấp cho những người ăn kiêng đầy đủ chất xơ mà không sợ thừa chất béo và quá tải calo.

Phòng chống các bệnh về tim mạch

Măng le rừng chứa hàm lượng carbohydrate và đường khá thấp, ngược lại các dưỡng chất thiết yếu như kali, selen tốt cho hoạt động của tim lại chiếm tỉ lệ cao. Vì thế sử dụng măng le thường xuyên giúp đào thải lượng cholesterol xấu tích tụ, tăng cường tuần hoàn máu từ đó giúp giảm thiểu các bệnh về tim mạch.

Chữa các vấn đề về hô hấp

Măng le rừng được biết đến là loại dược liệu có thể phòng và điều trị các bệnh về đường hô hấp như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản nhờ đặc tính chống viêm. Bạn có thể luộc măng và thêm một chút mật ong là cách trị long đờm hiệu quả.

Bên cạnh đó dùng măng le rừng đều đặn sẽ giúp tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, kháng khuẩn, bảo vệ đường hô hấp và hỗ trợ hoạt động của dạ dày, hệ tiêu hóa,…

Măng le rừng có thể phòng và điều trị một số bệnh như tim mạch, hô hấp,...
Măng le rừng có thể phòng và điều trị một số bệnh như tim mạch, hô hấp,…

Những đối tượng nên và không nên sử dụng măng le rừng

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm nhưng trong thành phần của măng le rừng cũng có một số chất không phù hợp với nhiều đối tượng. Vì thế bạn nên tìm hiểu để biết mình thuộc nhóm đối tượng có nên hay không nên sử dụng loại thực phẩm nàY.

Những người nên sử dụng măng le rừng

  • Người gặp các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, tuần hoàn máu kém
  • Người có hệ tiêu hóa kém, khó tiêu hoặc các triệu chứng của đau dạ dày kinh niên
  • Người đang thực hiện chế độ ăn kiêng nhưng vẫn muốn đảm bảo đủ chất xơ cho cơ thể.
  • Người muốn tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên
  • Người muốn cải thiện đường hô hấp, trị các bệnh như hen suyễn, phế quản

Những người không nên sử dụng măng le rừng

  • Người bị bệnh gout không nên ăn măng rừng thường xuyên vì có thể làm tăng hàm lượng axit uric trong máu
  • Phụ nữ mang thai cũng là nhóm đối tượng nên tránh sử dụng măng vì một số độc tố có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
  • Những người đang bị bệnh thận cũng không nên ăn măng vì nó có thể ảnh hưởng đến thành mạch máu gây tổn hại thận.

Cách chế biến măng le rừng

Nhược điểm của măng là có tỉ lệ độc tố nhỏ nên khi chế biến cũng cần phải lưu ý một số vấn đề để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, bạn nên ngâm măng khô trong nước lạnh trước khi chế biến khoảng 3 ngày, mỗi ngày thay nước ít nhất 2 lần. Vào ngày cuối cùng bạn có thể dùng nước vo gạo ngâm măng để tăng khả năng làm sạch. Sau khi ngâm xong, đem luộc trong khoảng 15 phút rồi rửa lại lần nữa. Lúc này măng đã khá sạch và các độc tố cũng được loại bỏ hoàn toàn, sẵn sàng cho các món ăn rồi đấy!

Măng le rừng yêu cầu kỹ thuật chế biến khá kỹ lưỡng
Măng le rừng yêu cầu kỹ thuật chế biến khá kỹ lưỡng

Cách lựa chọn măng khô ngon

Măng le rừng khô ngon thường có màu vàng nhạt hoặc màu hổ phách và có độ bóng. Khi ngửi sẽ có mùi hương đặc trưng của măng, bề thịt phải rộng và dày, sờ bằng tay có cảm giác khô. Nên chọn loại măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, ít xơ. Tránh mua măng xuất hiện nhiều vết lốm đốm do mốc, lúc cầm có cảm giác mềm hoặc dễ dàng bẻ gãy. Không nên chọn măng kích thước quá lớn vì sẽ gây khó khăn trong lúc chế biến cũng như bảo quản. Bạn chọn măng có kích cỡ từ 1,5*10 cm là phù hợp nhất.

Măng le rừng để được bao lâu và cách bảo quản chúng?

Dù là măng le rừng tươi hay khô đều có thời hạn sử dụng nhất đinh. Đối với măng tươi thì cách bảo quản khó hơn bởi nó dễ bị úng và không thể sử dụng nếu để trong thời gian quá lâu. Măng le khô cũng như thế, dù nó có thời hạn sử dụng lâu hơn vì đã được làm khô nhưng thực tế nếu không bảo quản đúng các thì măng vẫn bị hư như thường.

Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình năm cao, nên măng khô thường được khuyến khích dùng trong thời gian từ 3 tới 6 tháng là tốt nhất, nếu bảo quản trong túi zip có khóa kéo hoặc hút chân không thì thời gian sử dụng có thể lâu hơn. Dưới đây là một số cách bảo quản măng le rừng mà bạn nên biết:

  • Vì măng le rừng khô không dùng hóa chất bảo quản nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Vì thế không nên để măng ở chỗ ẩm thấp thì măng khô sẽ bị lên mốc do vi khuẩn
  • Bạn có thể ngăn chặn sự tiếp xúc của côn trùng, bụi bẩn, không khí ẩm bằng cách cho măng vào các túi zip có khóa kéo. Hoặc nếu kỹ hơn thì có thể bỏ vào trong túi rồi hút chân không
  • Không nên để măng ở những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vì nhiệt độ cao cũng khiến sản phẩm dễ bị hư hại

Giá thành rẻ, dễ chế biến, hàm lượng dinh dưỡng cao là những lý do bạn không nên bỏ qua khi lựa chọn măng le rừng

- Quy cách: túi 500 gram

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây