Tiêu Rừng

Trạng thái: Còn hàng
120.000₫

Tiêu rừng là một loài cây thân gỗ chỉ có ở vùng rừng núi Tây Bắc hoặc Tây Nguyên. Hạt tiêu rừng chính là loại hạt được thu hoạch từ cây tiêu này. Đây là một loại gia vị rất đặc trưng của núi rừng, hương vị đặc trưng rất thơm ngon, có thể dùng làm gia gia vị. Tiêu rừng cay nồng, tính ấm, còn có thể dùng để chữa phong thấp hay đau dạ dày.

- +

Thành phần tiêu rừng

Hạt tiêu rừng có các thành phần chủ yếu là piperine, chavicine (là 2 ancaloit chủ yếu) piperazine, piperazine, piperonal, dihydrocarveol, caryophyllene oxide, cryptone, trans pinocarveol, cis-p-2-8-menthadien-I-ol.

Các chất này đa phần có công dụng tạo nên hương vị cay nhẹ và thơm nồng của tiêu. Ngoài ra, chúng cũng có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn có hại và làm bình ổn dạ dày.

Tiêu Rừng
Tiêu Rừng

Hương vị đăng trưng của tiêu rừng

Tiêu rừng không có vị cay nồng như tiêu nhà hay Hồ tiêu. Tuy nhiên, vị cay nhẹ của loại quả này lại rất phù hợp với nhiều món ăn. Khi giã nát, chúng tỏa ra một mũi thơm nồng rất đặc trưng, vì vậy nếu ai đã một lần nếm thử hương vị tiêu rừng thì rất dễ dàng phân biệt được với tiêu nhà hay các loại hồ tiêu khác.

Tiêu rừng cay nhẹ và có vị thơm nồng
Tiêu rừng cay nhẹ và có vị thơm nồng

Đặc biệt, tiêu rừng có hương vị của sả và có mùi lá chanh phảng phất. Đó chính là do các hợp chất caryophyllene oxide và cis-p-2-8-menthadien-Iol có trong thảo dược này. Vì vậy, người ta thường sử dụng tiêu rừng để ướp đồ nướng, làm thức chấm. Không nên sử dụng tiêu rừng cho các món canh hay hầm vì mùi sả và chanh sẽ làm mất đi hương vị món ăn.

Công dụng tiêu rừng

Không chỉ là một loại gia vị đặc trưng, quý hiếm, tiêu rừng còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh.

Theo đông y, tiêu rừng có vị cay đắng, tính ấm, có mùi thơm của sả. Vì vậy tiêu rừng có tác dụng tán phong hàn, chữa cảm lạnh, trừ thấp giảm đau cho các chứng phong khớp, mỏi gối và ôn trung hạ khí.

Quả tiêu rừng có thể được sử dụng để trị các chứng ăn uống không tiêu, đau dạ dày.

Lá tiêu rừng dùng để trị mụn nhọt, viêm mủ da, viêm vú và cũng có thể trị rắn cắn.

Rễ tiêu rừng cũng có dược tính mạnh. Dùng rễ của nó có thể trị được các chứng ngoại cảm nhức đầu, đau dạ dày. Hoặc có thể sử dụng để điều trị các chứng phong thấp, đau nhức, ngã tổn thương, bầm tím cơ, đầy hơi.

Tiêu rừng có thể chữa đầy hơi, chướng bụng, phong thấp
Tiêu rừng có thể chữa đầy hơi, chướng bụng, phong thấp

Đặc biệt, tiêu rừng còn được biết đến với công dụng chữa sản hậu ứ trệ bụng kinh, kinh nguyệt không đều. Chị em nào có vấn đề về kinh nguyệt có thể sử dụng rễ tiêu rừng ngâm rượu và cứ đến chu kỳ hành kinh lại uống 1 ly nhỏ mỗi ngày.

Tiêu rừng sẽ kích thích tử cung, giúp tử cung co bóp hiệu quả, tống được các chất nhầy tử cung, chất nhầy niêm mạc ra ngoài, rút ngắn chu kỳ hành kinh và chữa đau bụng kinh hiệu quả.

Cách sử dụng tiêu rừng

Tiêu rừng hiện nay phân phối trên thị trường đa phần là hạt tiêu. Vì là thảo dược quý hiếm, người ta không khai thác thân cây hay lá cây. Như thế, có thể đảm bảo những cây tiêu rừng tự nhiên không biến mất, dược liệu quý sẽ còn mãi theo thời gian.

Hạt tiêu rừng sau khi được thu hoạch sẽ sấy khô và đóng gói. Sử dụng đến đâu thì rang đến đó mới giữ được hương vị thơm ngon của nó.

Đặc biệt, tiêu rừng cần phải rang trước khi dùng để kích dậy mùi thơm của nó. Nếu không rang, vị tiêu rừng sẽ không thơm nồng nàn. Sau khi rang, có thể giã dập hoặc xay nhuyễn dùng để nêm nếm các món ăn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

Tiêu rừng có thể sử dụng cho các món nướng
Tiêu có thể sử dụng cho các món nướng

Tiêu rừng là một loại gia vị phù hợp nhất với món nướng. Khi sử dụng, chỉ nên cho một lượng vừa phải. Nếu cho nhiều, thức ăn sẽ có vị đắng. Để tiêu rừng phát huy được tối đa hương vị của mình, khi dùng có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu gia vị khác.

Tiêu rừng ngoài việc ướp món ăn còn có thể sử dụng để làm thức chấm đồ nướng, hải sản rất thơm ngon.

Làm thức chấm thơm ngon
Làm thức chấm thơm ngon
Tiêu rừng - đặc sản của núi rừng
Tiêu rừng – đặc sản của núi rừng

Tiêu rừng cũng có thể dùng ngâm rượu tiêu để chữa các chứng đầy hơi, đau dạ dày. Dùng 1 ký tiêu rừng sao vàng hạ thổ, sau đó để nguội và ngâm cùng 2 lít rượu trắng. Rượu tiêu có vị cay nồng, mỗi lần không nên uống quá nhiều. Khi bị mụn nhọt, viêm loét, bầm tím, cũng có thể dùng rượu tiêu để xoa ngoài da cũng rất công hiệu. Hoặc bạn cũng có thể dùng tiêu rừng giã với gừng, ngâm rượu và xoa bóp để giảm nhức mỏi gân cốt.

Tuy nhiên, vì là gia vị quý, nên thường thì nhiều người sẽ không sử dụng cách này. Hạt tiêu đa phần sẽ được sử dụng cho mục đích nấu nướng. Có một lưu ý là nhiều người nhầm lẫn tiêu rừng với hạt mắc khén. Mắc khén cũng là một gia vị của núi rừng. Tuy nhiên đây là hai loại hạt khác nhau và dược tính cũng không giống nhau.

Tiêu rừng là một đặc sản của núi rừng. Để được thử hương vị của gia vị độc đáo này, quý khách hãy liên hệ đến PYLOHERB để đặt hàng.

- Quy cách: túi 500 gram

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây